Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Nhiều quốc gia vẫn mở cửa trường học

Tại Thuỵ Điển , trẻ em tiếp tục đến trường, cửa hiệu mở cửa, người dân không phải hạn chế đi lại. "Tôi không thể hiểu quyết định của chính phủ. Họ còn chờ điều gì mà chưa đóng cửa trường học cơ chứ?", Theodora Papadimitropoulou, sống tại thủ đô Stockholm nói. Chị là một trong hàng trăm nghìn phụ huynh kêu gọi chính phủ đóng cửa trường học toàn quốc để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Phản hồi ý kiến của phụ huynh, Cục Y tế Công cộng Thuỵ Điển cho biết cha mẹ ở nhà trông con là tình huống chưa từng có và việc đóng cửa trường học có thể mang lại nhiều hậu quả hơn ích lợi.

Johan Giesecke, nhà dịch tễ học tại Cục Y tế Công cộng, đánh giá hầu hết biện pháp đang áp dụng khắp châu Âu như đóng cửa trường học là thiếu nền tảng khoa học. Quyết định này có thể khiến Thuỵ Điển mất đi 1/4 lực lượng lao động, đặc biệt trong y tế. Trong thời gian nghỉ học, học sinh có thể đi chơi, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm, hoặc ông bà trông cháu có thể đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh.

Đến 28/3, Thuỵ Điển ghi nhận 3.447 ca nhiễm nCoV, trong đó 102 người chết.

Tại Singapore , các quan chức cho rằng trẻ em không dễ nhiễm nCoV, nếu nhiễm cũng không bị nặng. Nếu học sinh nghỉ học, phụ huynh sẽ phải ở nhà trông con, dẫn đến không được trả lương, thậm chí mất việc và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội. Vì thế trường học tại quốc đảo này vẫn hoạt động bình thường.

Quyết định duy trì hoạt động của trường học đã gây ra làn sóng tranh cãi khi ngày 26/3 trường mầm non Sparkletots thuộc trung tâm cộng đồng PCF ở Fengshan ghi nhận 20 ca nhiễm. Trong đó, 15 ca là nhân viên nhà trường, 5 ca là người thân của hiệu trưởng. Tất cả trẻ và nhân viên nhà trường được Bộ Y tế cách ly.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Ngày 27/3, Chính phủ Singapore quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học một ngày mỗi tuần bắt đầu từ tháng 4 như một động thái nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan tại trường học. Thay vì đi học năm ngày trong tuần như bình thường, học sinh Singapore sẽ đi học bốn ngày.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng không nên đóng cửa trường học toàn quốc. "Tôi nghĩ người dân nên xem các trường học như thành phần riêng lẻ. Nếu trường nào có nguy cơ bùng phát dịch, chúng tôi sẽ đóng cửa trường đó nhưng không phải toàn quốc", Thủ tướng nói.

Đến 28/3, Singapore ghi nhận 802 ca nhiễm nCoV, 2 người chết.

Tại Australia , từ ngày 22/3, Chính phủ ra lệnh dừng hoạt động tập trung đông người như quán bar, rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm, dừng tổ chức đám cưới, thậm chí là tang lễ. Tuy nhiên, các trường học vẫn hoạt động bình thường.

Ông Paul Kelly, Phó giám đốc Y tế Australia, cho rằng việc đóng cửa trường học không có tác dụng ngăn chặn Covid-19 như cấm hoạt động tập trung đông người khác. Quyết định này có thể gây áp lực lên hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe vì ước tính 30% nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch phải ở nhà trông con.

Trong khi đó, một số trường học tại Australia đang rơi vào tình cảnh thiếu hụt thiết bị, sản phẩm vệ sinh. Giáo viên e ngại học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp có thể là nguồn lây nhiễm virus.

"Tất cả nhân viên nhà trường đều lo lắng. Giáo viên đeo găng tay và rửa tay liên tục. Trường học nên được đóng cửa", Lea Lockwood, giáo viên dạy tiếng Anh tại thị trấn Bendigo, nói và cho hay Hội Liên dịch công chứng minh Giáo viên các địa phương đang đề nghị Thủ tướng ra quyết định đóng cửa trường học trước khi quá muộn.

Đến 28/3, Australia ghi nhận 3.635 người nhiễm nCoV, trong đó 14 người chết.

Theo UNESCO, để phòng Covid-19, 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đóng cửa trường học, làm gián đoạn học tập của hơn 1,7 tỷ học sinh , sinh viên.

Tú Anh (Theo Bloomberg, Reuters )

Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM bị phê bình

Tối 28/3, thường trực UBND thành phố ra văn bản phê bình nghiêm khắc Sở Tài nguyên và Môi trường vì ban hành công văn "báo cáo công suất hoả táng" gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng chống Covid-19 của thành phố. Sở này được yêu cầu kiểm điểm các cá nhân liên quan, báo cáo UBND thành phố trong tối nay.

UBND thành phố cho biết không có chủ trương, không chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành các nội dung theo công văn "báo cáo công suất hoả táng". Công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn đang được kiểm soát tốt. Thành phố có 44 ca nhiễm, trong đó 3 người đã xuất viện, sức khoẻ ổn định và không có trường hợp tử vong.

Công văn do Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Mỹ ký ngày 26/3, đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố; Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Điền Phúc Thành; Công ty Cổ phần đầu tư Long Cơ báo cáo công suất hoả táng tối đa trong trường hợp vận hành liên tục; quy trình tiếp nhận và giải pháp cách ly tối đa để không ảnh hưởng đến con người và các khu vực xung quanh.

Việc này nhằm ứng phó tình hình phòng chống dịch bệnh, song công văn còn viết "đặc dịch công chứng biệt với tình huống cần phải hoả táng các bệnh nhân nặng nhiễm virut Covid-19 có thể tử vong".

Văn bản này sau đó được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận trong bối cảnh Covid-19 đang phức tạp. Ngày 27/3, Sở Tài Nguyên và Môi trường thu hồi công văn này.

Tại buổi họp báo chiều nay, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng nhìn nhận, văn bản gửi các đơn vị hoả táng có một số nội dung không phù hợp, không rõ, gây ảnh hưởng đến dư luận. Khi nhận được phản ánh, Sở đã thu hồi văn bản.

"Với tư cách là người đứng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường, tôi xin nhận trách nhiệm vì đã gây ảnh hưởng tới người dân, các cấp các ngành đang chung tay chống dịch", ông Thắng nói.

Hữu Công

Hơn 100 chiến sĩ khử khuẩn Bệnh viện Bạch Mai

19h ngày 28/3, dàn xe đặc chủng 10 chiếc thuộc các đơn vị của Binh chủng Hoá học bắt đầu phun khử khuẩn toàn bộ Bệnh viện Bạch Mai, quận Đống Đa.

Chiều cùng ngày, Bộ Y tế ghi nhận thêm 3 ca Covid-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, nâng tổng số lên 11.

Hóa chất được sử dụng là Cloramin B, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Theo đại tá Phạm Xuân Hưng, Phó Tư lệnh Binh chủng Hóa học, đơn vị đã trinh sát toàn bộ bệnh viện từ trưa 28/3, bổ sung một số khí tài để có thể phun khử khuẩn quy mô rộng và trên tầng cao.

"Với việc cải tiến khí tài, chúng tôi hy vọng tạo được khu vực môi trường sạch, chặn đứng mầm bệnh phát tán ra bên ngoài", ông Hưng nói.

Hơn 100 dịch công chứng chiến sĩ được trang bị đồ bảo hộ phòng dịch, mặt nạ chống độc đã tham gia phun khử khuẩn.

Trước đó, tất cả bác sĩ, người nhà và bệnh nhân được yêu cầu di chuyển khỏi các khu vực đường trục chính.

Sau khi phun khắp đường trục chính và hành lang bằng máy chuyên phun công suất lớn, bộ đội sử dụng máy nhỏ hơn để đi từng ngóc ngách.

Hơn 20h, công việc hoàn tất. Các chiến sĩ và toàn bộ trang thiết bị được tiếp tục khử trùng để đảm bảo an toàn trước khi về đơn vị.

Đêm 28/3, Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng điều động hơn 30 xe để vận chuyển gần 700 người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung.

Việt Nam ghi nhận 174 ca Covid-19 trong đó 28 người khỏi bệnh gồm 21 người đã ra viện và 7 người sẽ xuất viện ngày 29-30/3. Hà Nội là địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh nhất với 61 ca.

Đến cuối cùng trước khi nhắm mắt, diễn viên Mai Phương vẫn dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ!

Sau hơn 1 năm điều trị ung thư, diễn viên  Mai Phương qua đời  cách đây ít phút. Thông tin được nghệ sĩ Trịnh Kim Chi chia sẻ khiến bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, đau xót. Bởi trong suốt thời gian qua, Mai Phương luôn lạc quan, yêu đời, cố gắng chống chọi với bệnh tình. 

Theo tiết lộ của một người bạn thân trước khi mất, Mai Phương phải nhập viện điều trị nhiều ngày. Nữ diễn viên kháng thuốc, đau đớn nhưng dịch công chứng luôn nỗ lực hết sức. Có lẽ, Mai Phương phải gắng gượng vì cô vẫn còn con gái nhỏ. Chia sẻ cuối cùng của nữ diễn viên trên trang cá nhân cũng là bức tranh mà bé Lavie vẽ tặng cô. Nữ diễn viên xúc động viết: "Con gái tôi vẽ đó. Thương lắm" .

Đến cuối cùng trước khi nhắm mắt, diễn viên Mai Phương vẫn dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ! - Ảnh 2.

Chia sẻ cuối cùng của Mai Phương dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ.

Đến cuối cùng trước khi nhắm mắt, diễn viên Mai Phương vẫn dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ! - Ảnh 3.
Đến cuối cùng trước khi nhắm mắt, diễn viên Mai Phương vẫn dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ! - Ảnh 4.

Trong suốt thời gian trị bênh, Mai Phương luôn lạc quan vì con gái của mình.

Đến cuối cùng trước khi nhắm mắt, diễn viên Mai Phương vẫn dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ! - Ảnh 5.
Đến cuối cùng trước khi nhắm mắt, diễn viên Mai Phương vẫn dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ! - Ảnh 6.

Cô bé luôn ngoan ngoãn, nghe lời mẹ.

Đến cuối cùng trước khi nhắm mắt, diễn viên Mai Phương vẫn dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ! - Ảnh 7.
Đến cuối cùng trước khi nhắm mắt, diễn viên Mai Phương vẫn dành trọn tình yêu cho con gái nhỏ! - Ảnh 8.

Hình ảnh cuối cùng của Mai Phương trong chuyến du lịch với con gái hồi đầu năm

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

TP HCM trước và trong Covid-19

Từ những ca nhiễm đầu tiên Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, dịch Covid-19 đã lan ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tại TP HCM, tính đến chiều 21/3, ghi nhận 21 ca nhiễm nCoV, trong đó 3 ca đã khỏi. Chính quyền thành phố khuyên người dân ở trong nhà, tránh tụ tập đông đúc nơi công cộng.

Các tụ điểm đông người như vũ trường, quán bar, beerclub, massage, karaoke, rạp chiếu phim... được lệnh đóng cửa. Nhiều khu vực trong thành phố với quang cảnh vắng vẻ hơn ngày thường.

Tại trục đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) hướng về trung tâm thành phố tháng 6/2019 và ngày 18/3. Đây là một trong những tuyến đường chính của khu Nam Sài Gòn vào trung tâm, thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc giao thông.

Cầu Bình Triệu kẹt cứng hồi cuối tháng 1 và sự thông thoáng hiện tại. Bình Triệu bắc qua sông Sài Gòn, dẫn vào bến xe miền Đông, là một trong những cây cầu huyết mạch của thành phố và thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm.

Bến xe Miền đông (quận Bình Thạnh) thời điểm tháng 1 năm nay và ảnh chụp ngày 18/3. Là điểm tập trung đông người, bến xe đã tổ chức phun khử khuẩn, bắt buộc người dân đeo khẩu trang, tuyên truyền phòng chống Covid-19.

Sảnh đón người thân ở ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất tháng 1/2019 và sự vắng vẻ vào ngày 19/3.

Thời điểm bùng phát Covid-19, sân bay ngày càng ít khách do tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Khi quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong thời gian 30 ngày bắt đầu từ 0h ngày 18/3 làm cho sân bay thêm vắng vẻ.

Nhà thờ Đức Bà tháng 2/2019 và sự vắng vẻ ngày 19/3. Nhà thờ Đức Bà xây năm 1877, hoàn thành sau ba năm. Sau hơn 140 năm, nhà thờ đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn, thu hút nhiều du khách tham quan mỗi ngày. Công trình được trùng tu năm 2017 và dự kiến hoàn tất năm 2025.

Chợ Bến Thành tháng 12/2019 và ngày 16/3. Chợ xây dựng năm 1912 và hoàn thành sau 2 năm với diện tích hơn 13.000 m2. Ngành hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi...

Từ lâu chợ Bến Thành là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố, thu hút nhiều du khách trong ngoài nước.

Công viên 30/4 (quận 1) tháng 4/2019 và ngày 16/3. Quanh công viên là các công trình kiến trúc nổi bật của thành phố như nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, Bưu điện thành phố... nên nơi đây thường là điểm vui chơi, dạo mát của nhiều người dân, du khách.

Đông nghẹt người vui chơi ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1) trong dịp nghỉ lễ 30/4/2019 và cảnh đìu hiu Biên phiên dịch ngày 16/3.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn xây dựng năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, Thảo Cầm Viên cũng là một trong những công viên lớn nhất nước với hơn 1.000 cá thể động vật, hơn 2.000 cây gỗ thuộc 260 loài, hàng chục loại lan, xương rồng, bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích hơn 17 ha.

Một cửa hàng trong trung tâm thương mại trên đường Đồng Khởi (quận 1) tháng 11/2019 và ngày 16/3. Các cửa hàng cho biết, do ảnh hưởng của Covid-19 nên tình hình kinh doanh lâm cảnh ế ẩm.

Cảnh đối lập của phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) tháng 9/2019 và thời điểm ngày 16/3. Từ khi đi vào hoạt động, phố đi bộ là điểm tham quan phổ thông của người dân, du khách. Nhiều sự kiện công cộng thường được tổ chức ở đây.

Chùa Ngọc Hoàng (quận 1) tháng 1/2019 và trong ngày 20/3 năm nay. Chùa còn có tên khác là Phước Hải xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Chùa có kiến trúc kiểu đền chùa Trung Hoa, bên trong đặt tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng các chất liệu gỗ, gốm, giấy bồi.

Hàng ngày khách trong và ngoài nước đến chiêm bái chùa đông đúc. Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Ngôi chùa từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm năm 2016.

Cảnh đông đúc của phố đi bộ Bùi Viện (quận 1) trong tháng 10/2019 và sự vắng vẻ ngày 17/3. Từ lâu, Bùi Viện được gọi là \"phố Tây\", nơi tập trung nhiều khách quốc tế, luôn nhộn nhịp về đêm.

Khi nhiều quán bar, vũ trường, beerclub... ở phố Tây Bùi Viện phải đóng cửa khi có lệnh khiến nơi đây thưa thớt du khách, không còn sự náo nhiệt, tấp nập thường thấy.

Quỳnh Trần

Được - mất khi chính phủ phát tiền cho dân chống Covid-19

Chính quyền Trump có thể sẽ phát chi phiếu 1.000 USD cho tất cả người dân. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm 18/3 đang xem xét triển khai tạm thời chương trình thu nhập cơ bản phổ thông. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc phát ít nhất 12.000 yen (109 USD) cho mỗi người.

Các nhà kinh tế cho rằng, phát tiền không phải công cụ hoàn hảo để chống lại suy thoái kinh tế. Nhưng khi các thành phố khắp nơi trên thế giới bị phong tỏa, tình trạng thất nghiệp bắt đầu tăng thì việc này cũng là một cách để giảm cú sốc cũng như hỗ trợ phần nào cho sự phục hồi. Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cảnh báo Covid-19 có thể châm ngòi một cuộc Đại khủng hoảng mới.

"Có một lượng lớn lao động đã mất việc trong tuần này", Michael Pearce, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics, cho biết. "Những người đó sẽ cần hỗ trợ thu nhập ngay lập tức", ông nói.

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Trump có thể kích hoạt 'làn sóng phát tiền'

Ý tưởng phát tiền của ông Trump cũng sẽ kích hoạt một làn sóng phát tiền của các chính phủ khác. "Chúng tôi không muốn mọi người mất việc hoặc không có tiền để sống, trong khi họ làm việc rất tốt chỉ bốn tuần trước", Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp báo.

Phát tiền là một phần của kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD đang được thảo luận, và sẽ cần được quốc hội Mỹ phê chuẩn. Đợt chi tiêu đầu tiên trong gói này có thể tốn 250 tỷ USD nhưng dường như đang nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Một bản ghi nhớ của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy một gói trị giá 500 tỷ USD có thể được giải ngân. "Đó là một khởi đầu tốt," ông Pearce nói.

Chính phủ nhiều nước đã cho biết sẽ tăng mạnh chi tiêu và Biên phiên dịch đảm bảo tín dụng để ngăn chặn sụp đổ kinh tế bởi Covid-19. Morgan Stanley dự báo, một gói kích thích tài khóa trị giá 1.700 tỷ USD sẽ sớm được củng cố. Kích thích lớn từ các ngân hàng trung ương, bằng việc cắt giảm lãi suất và rót hàng nghìn tỷ vào hệ thống tài chính, là động thái đáng kể. Tuy nhiên, có khả năng nó vẫn chưa đủ để bù đắp cơn địa chấn cho nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.

Vì vậy, một số quốc gia và thành phố dự định phát tiền như là một phần của kế hoạch phản ứng chống lại đại dịch. Cuối tháng 2/2020, Hong Kong cho biết sẽ phát 10.000 đôla Hong Kong (1.288 USD) cho tất cả cư dân thường trú từ 18 tuổi. Australia tuần trước nói rằng sẽ phát 750 đôla Australia (434 USD) cho những người nghỉ hưu và cần nhận hỗ trợ thu nhập khác.

Ở châu Âu, nơi các quốc gia đang ban hành lệnh ngừng hoạt động nghiêm ngặt để cố gắng kiểm soát dịch bệnh thì việc phát tiền là chưa từng có, theo Carsten Brzeski, Nhà kinh tế trưởng của khu vực đồng euro tại Ngân hàng ING (Hà Lan).

Nhưng theo ông, có vẻ như đó sẽ là đối sách hợp lý tiếp theo của Đức, Pháp và Tây Ban Nha, những nước đã cam kết sẽ làm "bất cứ điều gì" để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ, trong thời điểm này, các mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ của họ vẫn không đủ khả năng để giảm sốc trước tình hình.

"Nó giúp ngăn chặn thiệt hại," Holger Schmieding, Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg nói. "Bạn có thể trả cho nhân viên của mình thêm một tháng nữa nếu bạn nhận được hỗ trợ", ông nói.

Mỹ đã từng hành động tương tự dưới thời Tổng thống George W. Bush, trong hai lần khủng hoảng 2001 và 2008. Khi ấy, người Mỹ độc thân nhận được đến 600 USD và các cặp vợ chồng nhận được đến 1.200 USD. Người có thu nhập càng cao thì nhận được càng ít. Tổng số tiền phát ra của gói này khoảng 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc phát tiền cũng vẫn đóng vai trò quan trọng để thu hẹp khoảng cách cho những người cần thiết nhất và hỗ trợ thế giới vững vàng hơn trước cuộc khủng hoảng. Chuyên gia Carsten Brzeski cho rằng, phát tiền phần nào vẫn làm giảm khó khăn và sự phục hồi đến sau sẽ được mạnh mẽ hơn.

Cái giá phải trả

Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng việc phát tiền cho phần lớn dân số của đất nước là một phương pháp chẳng mấy thông minh. Một số người không cần sự giúp đỡ vẫn có thể nhận tiền. Và trong một thế giới, nơi mọi người được khuyên không nên rời khỏi nhà, các rạp chiếu phim, nhà hàng và quán bar vẫn đóng cửa, thì rất khó để bơm tiền trở lại nền kinh tế.

Phát tiền mặt quy mô lớn chắc chắn vẫn có rủi ro. Mối quan tâm hàng đầu là lạm phát. Nếu mọi người nhận được 1.000 USD, chủ nhà có tăng tiền thuê không? Cửa hàng tạp hóa có thể tăng giá thực phẩm? Mặc dù lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn khá thấp trước cuộc khủng hoảng, nhưng đại dịch tấn công cả cung lẫn cầu, khi các nhà máy đóng cửa và người dân giảm chi tiêu.

"Khi khủng hoảng xảy ra, điều đầu tiên là giá cả tăng lên", Ugo Gentilini, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Worldbank cho biết. "Điều này có thể xảy ra lần nữa", ông nói.

Phát tiền cho dân cũng sẽ rất tốn kém. Cùng với số tiền khổng lồ được hứa hẹn thông qua các biện pháp kích thích tài khóa truyền thống, cả hai sẽ khiến nợ công của đất nước tăng phi mã. Mức nợ toàn cầu đã cao "ngất trời". Các khoản vay hộ gia đình, chính phủ và công ty đã tăng lên 253.000 tỷ USD trong quý III/2019, theo Viện Tài chính Quốc tế. Kết quả, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ở mức trên 322%, mức cao nhất từng được ghi nhận.

Nhưng với lãi suất ở mức thấp trong lịch sử, nhiều người nói bây giờ không phải là lúc để lo về gánh nặng nợ nần. "Thế giới đang trong một cuộc chiến thực sự", nhà kinh tế người Pháp Olivier Blanchard, Cựu Kinh tế trưởng IMF bình luận. "Chúng ta đừng quá khắt khe", ông nói.

Phiên An ( theo CNN )

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc

“Hãy đứng yên khi Tổ Quốc cần".

Lời nhắc nhở này, có lẽ bạn sẽ bắt gặp bất cứ đâu trên MXH trong những ngày gần đây. Ở thời điểm hiện tại, điều nhỏ bé duy nhất mà đất nước kêu gọi bạn thực hiện chỉ đơn giản là “đứng yên”.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 1.

Trong thông báo được phát đi vào tối 20/3 - chủ tịch Tp.Hà Nội đưa ra khuyến cáo: “Ngày 18/3, tôi đã đưa ra khuyến nghị mọi người ở nhà càng nhiều càng tốt. Ngày thứ bảy, chủ nhật này, chúng tôi khuyến nghị nếu không có việc gì cần thiết thì mọi người nên ở trong nhà và hạn chế đi phương tiện công cộng, nếu có đi thì phải thực hiện đeo khẩu trang một cách nghiêm túc".

Chiều 19/3, trong buổi họp giao ban trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Tp.HCM, lãnh đạo ngành y tế cũng khuyến cáo người dân không có việc cần thiết thì cần ở trong nhà, hàng quán nên đóng cửa (ngoại trừ các hàng thuốc, thực phẩm, siêu thị…)

Thật kỳ lạ khi một hành động đơn giản đến nhường vậy, lại là một sự chung tay vô cùng quan trọng của tất cả người dân - để giúp đất nước vượt qua cuộc chiến “chống giặc Corona" vô cùng khó khăn này.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 2.

Ngày hôm nay, cư dân mạng chia sẻ nhau bức ảnh giấc ngủ vội trong cảnh màn trời chiếu đất của những người làm công tác phòng dịch ở trung tâm cách ly. Bức ảnh được chụp từ ban công ký túc xá Đại học Quốc gia quận Thủ Đức, các bạn tình nguyện viên và hậu cần tranh thủ một khoảng đất trống, trải chiếu và tranh thủ luân phiên nhau ra ngủ giữa những giờ trực. Mặt đất bê tông cứng giữa cái nắng Sài Gòn - hẳn nhiên không phải là chỗ ngủ lý tưởng nhất, nhưng lại là nơi nghỉ ngơi duy nhất mà các bạn có lúc này. Toàn bộ phòng ốc, giường ngủ, cơ sở vật chất - đều được dành trọn cho người dân đi cách ly.

Bức ảnh đấy nói lên một thông điệp rất lớn lao: Tổ quốc đang dốc hết sức mình để bảo vệ cuộc sống bình yên của chúng ta giữa sự đe doạ của dịch bệnh. Sự tận tâm ấy hiển hiện trong hình ảnh những tình nguyện viên tuyến đầu sẵn sàng lăn xả để đảm bảo sự thoải mái, chu đáo nhất cho người dân khu cách ly. Trong hình ảnh những cán bộ ở sân bay, cần mẫn, kiên trì hướng dẫn hàng đoàn người về nước được khai báo và kiểm tra y tế thật cẩn thận. Trong từng lời nói quyết liệt của các lãnh đạo. Cả một bộ máy chính phủ đang làm việc ngày đêm, từ những người ở cao nhất cho đến những cán bộ địa phương, tất cả đều là những mắt xích đang nỗ lực hết mình để đảm bảo sự an toàn của người Việt, trên đất Việt.

Sau tất cả những hy sinh và cố gắng không mệt mỏi ấy, điều duy nhất, Tổ quốc cần tất cả những người dân làm vào lúc này, chỉ đơn giản là đứng yên.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 3.

Không phải ngẫu nhiên mà việc ở nhà, hạn chế giao tiếp, “Đứng yên" - lại được khuyến cáo liên tục trong những ngày gần đây. Hãy hiểu đơn giản là thế này: Việc ở nhà và hạn chế tiếp xúc nơi công cộng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm. Chỉ cần bạn ở nhà, virus sẽ giảm đi nhiều cơ hội lây lan (bởi chúng đâu được gặp gỡ ai mới) và bất cứ ai có nguy cơ đều sẽ được khoanh vùng sớm trước khi virus có thể lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Trong cuộc chiến căng thẳng này, bạn chỉ cần đứng yên và ở nhà, tất cả mọi việc khó khăn và lớn lao khác đã có đất nước lo. Bởi chỉ bằng việc hạn chế tiếp xúc đông người, hạn chế tụ tập, hạn chế tham gia các hoạt động công cộng, bạn đã giúp bớt đi nhiều phần gánh nặng trong công tác phòng dịch và giúp bảo vệ cho chính bạn cùng người thân của mình.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 4.

Đừng ra ngoài khi không cần thiết, từ chối những buổi gặp gỡ công cộng, đông người. Khi ở nhà lẫn lúc ra ngoài đường, tuân thủ đúng các biện pháp giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt cần nhớ khi tiếp xúc với người đối diện nên giữ một khoảng cách an toàn (từ 2m trở lên). Và nếu chẳng may công ty bạn cho phép làm việc tại nhà, hãy làm việc tại nhà theo đúng nghĩa của nó chứ đừng rủ rê nhau tụ tập như đang tận hưởng một kỳ nghỉ từ trên trời rơi xuống. Ở nhà, đọc báo thường xuyên (từ các nguồn chính thống), và làm theo đúng những chỉ đạo của chính phủ - Đó chính là những gì phải làm khi “đứng yên" để giúp sức cho Tổ quốc.

Với những người ở trong diện cách ly tập trung, hãy nghiêm túc hoàn thành 14 ngày cách ly của mình, không trốn tránh và hãy thành thật khi khai báo y tế, nghe theo chỉ dẫn và tuân thủ mọi quy định của nhà nước. Chính phủ đã chuẩn bị để người dân đi cách ly trong điều kiện tốt nhất, thoải mái nhất - nên trách nhiệm của bạn lúc này, là vui vẻ cách ly để hoàn thành nghĩa vụ của một công dân văn minh và tử tế.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 5.

Sẽ không ai bị bỏ lai đằng sau trong cuộc chiến này. Trước những diễn biến hỗn loạn và phức tạp của dịch bệnh ở nước ngoài, Việt Nam mở rộng vòng tay đón những người con xa xứ trở về với đất mẹ. Bất chấp nguy cơ dịch có thể lây lan diện rộng trong cộng đồng với những tiềm tàng lây nhiễm chéo, nhưng bất cứ ai khi muốn trở về và cảm thấy cần trở về, đất nước cũng sẽ đón các bạn với một sự tận tâm. Khi đã bước chân lên những chiếc máy bay cuối cùng đưa bạn về nước, hãy khai báo y tế thật chính xác, trung thực, hợp tác với lực lượng chống dịch ở sân bay, thực hiện đầy đủ những quy định về cách ly. Sự bình tĩnh và kỷ luật lúc này chính là cách giúp đỡ tốt nhất cho sự nỗ lực và vất vả của các bộ/ban/ngành đang cùng vào cuộc để bạn có thể yên tâm trở về. Và nếu, bạn vẫn đang khoẻ mạnh và đảm bảo được cuộc sống ở những vùng dịch, hãy cân nhắc việc ở lại thay vì về nước, cho chính sự an toàn của bạn chứ không phải ai khác. Bởi không nơi nào nguy hiểm và hỗn loạn hơn sân bay trong thời điểm này.

Để không dịch công chứng bỏ sót một nguy cơ nào ra khỏi cộng đồng, chính phủ đang trong giai đoạn tổ chức cách ly y tế quy mô lớn nhất từ trước đến nay - để nhằm sàng lọc và bảo vệ người dân khỏi những hiểm hoạ lây lan của Covid-19. Không chỉ các bệnh viện, mà còn cả doanh trại quân đội cũng được trưng dụng để làm các khu cách ly tập trung. Người dân khi “đi cách ly" được ở trong những khu cách ly thoáng đãng, sạch sẽ, và nhận sự quan tâm vô cùng nhiệt tình và chu đáo từ các bác sĩ/điều dưỡng. Tất cả đều là nỗ lực tuyệt vời trong việc đảm bảo cuộc sống và sức khoẻ của người dân, dù ở trong diện cách ly hay không. Thậm chí, bạn bè quốc tế khi “đi cách ly" ở Việt Nam, cũng xúc động viết lên Facebook những dòng cảm ơn từ tâm can, vì sự đối đãi nhiệt thành quá đỗi của người Việt giữa tâm điểm dịch bệnh.

Trên khắp đất nước, người ta đã bắt tay vào việc “ở nhà và đứng yên". Nhiều nhà hàng, quán cafe, quán bar và tụ điểm vui chơi đã treo biển tạm đóng cửa. Trên Facebook, những mâm cơm nhà xuất hiện nhiều hơn, những hoạt động cá nhân như đọc sách, xem phim được người trẻ nhiệt tình chia sẻ, để thêm gợi ý cho nhau vào khoảng thời gian tự đóng cửa này.

Cả dân tộc đang sục sôi trong cuộc chiến chống virus, “chống dịch như chống giặc", từ những sinh viên, y bác sĩ, bộ đội, quân nhân,.. cho đến những người đứng đầu đất nước - tất cả đều dốc hết nỗ lực và sự quyết tâm để bảo vệ người dân Việt Nam khỏi sự đe doạ của dịch bệnh. Tổ quốc đang dồn hết trí lực, tâm sức để bảo vệ người dân. Nhưng tất cả, có thành công hay không, đều tuỳ thuộc vào ý thức và sự quyết tâm, kiên trì của mỗi chúng ta. Cuộc chiến này không chỉ của mình họ, cuộc chiến này cần sự giúp sức và đồng hành của tất cả người dân. Và chưa cần nói đến sự hy sinh nào, ta chỉ cần làm duy nhất một việc, đó là ở nhà và tự bảo vệ mình bằng sự hiểu biết và cẩn trọng. Hãy làm thật tốt việc này để bảo vệ chính mình, chính người thân và giảm đi sức nặng lớn lao mà Tổ quốc đang gánh trên vai.

Thế nên, nếu ai hỏi tôi làm gì để phòng tránh virus, tôi sẽ nói: Mùa dịch này, tôi ở nhà vì Tổ quốc cần tôi làm vậy.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Hãy "ở yên" khi Tổ Quốc cần. Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, đang ở chỗ nào thì hãy ở yên chỗ đấy. Còn tôi, tôi ở nhà! Vì ở nhà lúc này, đã là hành động cho thấy ý thức bảo vệ bản thân, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!

#toionha #chungtoionha #covydidi

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 8.

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19

Theo báo cáo mới nhất cập nhật vào lúc 20h30 tối 20/3 của Bộ Y tế, Việt Nam hiện ghi nhận tổng cộng 91 ca dương tính với Covid-19, trong đó đã có 17 người được điều trị khỏi và xuất viện. Hiện cả nước còn 196 trường hợp nghi mắc và 36.050 người phải theo dõi y tế.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bắt đầu từ 18h tối 15/3, toàn TP.HCM đã tạm dừng hoạt động tất cả các quán bar, karaoke, rạp chiếu phim,... cho đến hết tháng 3 để hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid-19. Mọi người cũng được khuyến khích không nên tụ tập nơi đông người và thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng,...

Theo ghi nhận vào ngày 20/3 ở Sài Gòn, hàng loạt các quán ăn, tiệm cafe, nhà hàng và địa điểm vui chơi – giải trí trên các con đường vốn nhộn nhịp bậc nhất thành phố nay đều đã treo biển đóng cửa hoặc cho thuê và chưa hẹn ngày mở lại.

Nguyễn Trãi vốn mệnh danh là "con đường thời trang và ăn uống" nhộn nhịp bậc nhất Sài thành, nối liền giữa Quận 1 và Quận 5. Nay cũng trở nên đìu hiu vì hàng quán đều "rủ nhau" đóng cửa hàng loạt.

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 2.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Không ít trên con đường Nguyễn Trãi là những shop thời trang vốn đã quen thuộc với giới trẻ Sài Gòn, nay đều đã tạm dừng hoạt động.


Cảnh tượng các hàng quán ăn uống, shop thời trang giăng kín những tấm bảng "bán nhà" hay "cho thuê nguyên căn" dễ dàng đập vào mắt mọi người khi chạy ngang con đường này.

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 7.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 8.

Không chỉ vắng bóng du khách, hàng loạt những thương hiệu nổi tiếng xuất hiện trên phố đi bộ Nguyễn Huệ đều "chào tạm biệt" các khách hàng của mình một thời gian.

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 10.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 11.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 12.

Nằm giao nhau với con phố đi bộ sầm uất và ngay cạnh bên toà nhà Bitexco nổi tiếng, đường Ngô Đức Kế cũng là một trong những "trung tâm ăn chơi" của giới trẻ Sài thành. Nay cũng trở nên vắng lặng đến lạ!

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 14.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 15.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 16.

Những hàng quán lề đường với vài ba bộ bàn ghế nhựa được xếp sẵn có lẽ là địa điểm hiếm hoi duy nhất còn hoạt động trên con đường đắc địa này.

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 18.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 19.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 20.

Không treo bảng cho thuê nhà như những địa điểm khác, toạ độ này lại giăng tấm biển khổng lồ thông báo khá dài về giải pháp mùa dịch Covid-19 đến các khách hàng của mình.

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 22.

Đường Hồ Tùng Mậu, Tôn Thất Thiệp hay Huỳnh Thúc Kháng ngay bên cạnh cũng không là ngoại lệ. Thứ ta dễ dàng bắt gặp tại đây chính là những cánh cửa ngày đêm đóng im ỉm và thông báo cho thuê nhà như thế này.

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 24.

Đường Hồ Tùng Mậu (Quận 1).

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 25.
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 26.

Đường Tôn Thất Thiệp (Quận 1).

Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 - Ảnh 27.

Đường Huỳnh Thúc Kháng (Quận 1).

*Trước sự lây lan của dịch Covid-19 như hiện nay, nhiều khu vực và địa điểm vui chơi, du lịch, quán xá đã thực hiện và khuyến khích phòng tránh bằng rất nhiều biện pháp theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện nay, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 vẫn đang triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh. Mỗi chúng ta đều cần chủ động phòng tránh Biên phiên dịch cho chính mình, đồng thời cũng là để bảo vệ mọi người xung quanh khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh.