Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Bệnh viện Chợ Rẫy không tiếp khách ngày thầy thuốc

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 22/2 gửi thông báo ghi nhận tấm lòng của các đơn vị muốn đến thăm, chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay bệnh viện từ chối tiếp nhận để tập trung phòng dịch Covid-19.

"Mong các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoạt động thăm viếng, không gửi quà, hoa chúc mừng cho bệnh viện", bác sĩ Thức chia sẻ.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV. Ảnh: Hữu Khoa.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 4/2. Ảnh: Hữu Khoa.

Theo lãnh đạo bệnh viện, kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ tổ chức các hoạt động mang tính nội bộ.

Lê Phương

Người đàn ông nghi bị sát hại, đốt xác trong thùng phuy

Tối 22/2, thông tin với PV VTC News, lãnh đạo UBND xã Lê Lợi (An Dương, Hải Phòng) cho biết, cơ quan chức năng đang làm thủ tục khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân người đàn ông chết cháy trong thùng phuy.

Theo vị lãnh đạo xã Lê Lợi, sự việc xảy ra vào chiều cùng ngày. Nạn nhân được xác định có vết Biên dịch chém ở cổ.

Người đàn ông nghi bị sát hại, đốt xác trong thùng phuy - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng đang phong tỏa hiện trường điều tra vụ việc. (Ảnh: FB AL24h)

Cũng trong tối 22/2, trả lời PV VTC News, ông Lê Văn Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương cho hay, hiện chính quyền huyện An Dương đã nắm thông tin vụ việc.

Thông tin ban đầu, người dân xã Lê Lợi phát hiện xác người đàn ông bị đốt trong thùng phuy ở khu vườn, nghi bị sát hại.

Ngay sau khi nhận tin báo, Công an xã Lê Lợi có mặt bảo vệ hiện trường, đồng thời cấp báo sự việc lên Công an huyện An Dương để điều tra, đồng thời xác định danh tính nạn nhân.

Hiện, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hải Phòng phối hợp với Công an huyện An Dương khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập chứng cứ điều tra làm rõ vụ việc.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ

Sau khi rời khỏi "nhà tù nổi" đóng ở cảng Yokohama vào thứ tư 19/2, nữ hành khách (ngoài 60 tuổi) và chồng (ngoài 70 tuổi) đã dùng phương tiện công cộng về tỉnh Tochigi.

Người phụ nữ luôn đeo khẩu trang sau khi rời khỏi du thuyền. Bà cũng chỉ đi ra ngoài mua sắm 1 lần kể từ lúc về nhà. Ngày 21/2, bà có triệu chứng cảm và được chẩn Biên dịch đoán nhiễm virus vào ngày hôm sau. Hiện tại, người chồng không có triệu chứng.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ - Ảnh 1.

Nhật Bản vừa ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên sau khi rời du thuyền (Ảnh: Yahoo).

Theo Kyodo News , chính quyền Nhật Bản đã vấp phải chỉ trích gay gắt với quyết định cách ly hơn 3.700 hành khách và thủy thủ trên du thuyền. Quyết định này nhắm vào hai mục đích lý tưởng: vừa tránh lây virus ở Nhật Bản, vừa bảo vệ sự an toàn cho hành khách và thủy thủ sau khi chuyển người bệnh đến cơ sở y tế.

Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu đã đổ vỡ khi có đến 634 người nhiễm virus corona. Trước tình hình đó, giới chức Nhật lại cho rằng thời gian cách ly đã hết vào ngày 19/2 và cho toàn bộ hành khách âm tính với virus rời khỏi tàu.

Đáng chú ý là đến ngày 22/2, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản bất ngờ cho biết, họ đã sơ sót bỏ qua, không xét nghiệm thường xuyên cho 23 hành khách - bao gồm 19 người Nhật và 4 người nước ngoài. "Tôi thật sự ân hận về lỗi lầm này. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để không sai phạm nữa" - Bộ trưởng Katsunobu Kato nói với báo giới.

Được biết, người phụ nữ tỉnh Tochigi không nằm trong 23 trường hợp bị bỏ sót. Ngoài ra, Bộ trưởng Kato nói dù không được kiểm tra thường xuyên, 23 hành khách này đã có kết quả âm tính vào lần xét nghiệm trước ngày 5/2. Ông Kato còn cho biết không ai trong nhóm này báo cáo có triệu chứng và 20 người đã đồng ý làm xét nghiệm. Hiện 3 người đã âm tính với nCoV.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ - Ảnh 2.

Đã có 25 người nước ngoài và 1 người Nhật nhiễm nCoV khi rời khỏi du thuyền Diamond Princess (Ảnh: Getty).

Du thuyền Diamond Princess có 3.711 hành khách và thủy thủ đến từ 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau thời gian cách ly, 969 người đã rời tàu, 634 người khác đã nhiễm Covid-19 và điều trị tại các bệnh viện của Nhật Bản. Thêm vào đó, khoảng 1.000 thủy thủ vẫn còn ở trên tàu để tiếp tục cách ly và 200 hành khách khác đang chờ đợi chuyến bay hồi hương do chính phủ các nước sắp xếp.

Đến nay, khoảng 759 hành khách nước ngoài đã rời khỏi Nhật Bản. Bộ trưởng Kato nói trong số này đã ghi nhận 25 người nhiễm nCoV , bao gồm 18 người Mỹ, 6 người Úc và 1 người Israel.

*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.

(Theo Kyodo News)

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Máy bay không người lái nhắc dân đeo khẩu trang

Truyền thông Trung Quốc đăng video máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ có gắn loa để nhắc nhở người không đeo khẩu Công ty dịch thuật Đồng Nai trang bằng cách tiếp cận gần hoặc nói màu sắc trang phục của họ. Biện pháp này được nhiều người Trung Quốc đánh giá là sáng tạo và hiệu quả trong nâng cao ý thức phòng dịch.

Dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV) bùng phát tại Vũ Hán tháng 12/2019, lan ra toàn bộ 31 tỉnh thành Trung Quốc. Tính tới ngày 2/2 , 304 người Trung Quốc thiệt mạng, 14.401 người dương tính với nCoV. Ngoài Trung Quốc, 24 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có bệnh nhân nhiễm nCoV nhưng chưa có ca tử vong.

Dùng máy bay không người lái cảnh báo viêm phổi virus corona
 
 
Dùng máy bay không người lái cảnh báo viêm phổi virus corona

Máy bay không người lái gắn loa phát hiện và nhắc nhở những người không đeo khẩu trang tại thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam ngày 1/2. Video: CNN/Xinhua .

Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp để ngăn virus corona lây lan, trong đó có kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của các doanh nghiệp và trường học tại những khu vực có số ca nhiễm mới tăng nhanh hoặc có rủi ro lớn. Tỉnh Hồ Bắc sẽ kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đến "mức độ thích hợp" để lao động làm việc ngoài tỉnh được nghỉ lâu hơn.

Global Times đưa tin giới chức nhiều địa phương tại Trung Quốc đưa ra các khẩu hiệu nhằm vận động dân chúng hạn chế ra đường hay tụ tập đông người để giảm tốc độ phát tán của virus corona. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong thông cáo ngày 1/2 yêu cầu chính quyền các cấp cung cấp thông tin về dịch viêm phổi do virus corona "minh bạch, kịp thời và chính xác", không được phép che giấu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Mỹ, Australia và Singapore ban hành lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài tới Trung Quốc trong thời gian bùng phát dịch viêm phổi cấp. Nhiều quốc gia thắt chặt quy định cấp thị thực, hạn chế nhập cảnh, yêu cầu kiểm tra thân nhiệt và nộp giấy khám sức khỏe đối với công dân Trung Quốc.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Nguyễn Tiến (Theo CNN )

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào Công ty dịch thuật Đồng Nai vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.

Liverpool bỏ cách Man City 22 điểm

Bàn thắng: Oxlade-Chamberlain 47', Henderson 60', Salah 72', 90'.

Salah (phải) lập cú đúp trong chiến thắng của Liverpool. Ảnh: EPA.

Salah (phải) lập cú đúp trong chiến thắng của Liverpool. Ảnh: EPA.

Nút thắt của trận đấu được Liverpool gỡ bỏ ngay sau giờ nghỉ, nhờ công của một người cũ Southampton, Alex Oxlade-Chamberlain. Tiền vệ người Anh có bóng bên góc trái, sát biên ngang, ngoặt trở lại trước cấm địa đội khách trước khi tung cú sút má ngoài căng vào góc xa khiến thủ thành Alex McCarthy chôn chân đứng nhìn.

Trước khi Oxlade-Chamberlain khai thông thế bí, Liverpool có năm phút cuối hiệp một khó khăn. Họ để sự quyết tâm của Southampton lấn lướt và bốn lần thót tim vì những pha dứt điểm từ đội bóng miền Nam. Lần lượt Danny Ings đối mặt với thủ thành Alisson Becker, Shane Long, Nathan Redmond dứt điểm ở tư thế trống trải. Ở phút bù giờ đầu tiên, trung vệ Joe Gomez còn mắc sai lầm chuyền hỏng, và suýt biếu đội khách bàn mở tỷ số, nếu Alisson không băng ra kịp thời.

Lần gần nhất Southampton có điểm trước Liverpool cách đây ba năm. Hôm đó, họ chịu trận và thủ thành Ben Foster gần như một mình gánh hàng thủ đội khách trước sức công phá dữ dội từ các chân sút chủ nhà. Tối nay, thầy trò Ralph Hasenhuttl chơi khởi sắc hơn. Ngoại trừ việc lép vế về thời lượng kiểm soát Công ty dịch thuật Đồng Nai bóng, chủ sân St Mary's nhỉnh hơn "The Kop" ở những thống kê quan trọng như số lần dứt điểm (17 so với 16), số quả phạt góc (11 so với 6).

Henderson (trái) chia vui cùng Salah sau khi tiền đạo người Ai Cập ấn định tỷ số 4-0. Ảnh: AP.

Henderson (trái) chia vui cùng Salah sau khi tiền đạo người Ai Cập ấn định tỷ số 4-0. Ảnh: AP.

Southampton, trong những năm gần đây, được ví như sân sau của Liverpool. Họ bán nhiều trụ cột cho "The Kop" và cũng chiêu mộ không ít cầu thủ từ Anfield. Nhờ sự "hiểu biết" này, cộng thêm chuỗi bốn trận thắng sân khách tại Ngoại hạng Anh, đội khách khiến đội giữ đỉnh bảng luống cuống ngay khi nhập cuộc. Trong bối cảnh vắng Sadio Mane, Oxlade-Chamberlain tỏ ra lạc nhịp so với Salah và Firmino.

Hasenhuttl có lý do để tiếc nuối sau 45 phút đầu tiên chơi xuất thần, đặc biệt là ở tình huống trọng tài Kevin Friend bỏ qua lỗi bắt bóng của Alisson sau đường chuyền về của Andrew Robertson ngay đầu trận. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, Southampton cũng hưởng lợi từ VAR và trọng tài, bởi ở pha bóng sau đó, tay của James Ward-Prowse có vẻ đã chạm bóng, sau cú dứt điểm góc hẹp của Salah, nhưng tổ trọng tài bỏ qua lỗi này.

Henderson nâng tỷ số lên 2-0 bằng cú đặt lòng chính xác. Ảnh: DM.

Henderson nâng tỷ số lên 2-0 bằng cú đặt lòng chính xác. Ảnh: DM.

Cái hơn của Liverpool nằm ở khoảnh khắc ngôi sao. Ngoài pha bóng xuất thần của Oxlade-Chamberlain, sự chênh lệch đẳng cấp giữa đội vô địch Champions League và đội hai mùa liền trước vất vả trụ hạng còn hiện rõ ở bàn nâng tỷ số lên 2-0. Hàng thủ Southampton thiếu tập trung khi dâng lên và không để ý theo kèm Roberto Firmino. Cú phá bóng từ gần giữa sân của Trent Alexander-Arnold trở thành đường mở bóng chuẩn xác cho tiền đạo người Brazil, trước khi anh nhả lại như đặt cho Jordan Henderson băng lên cứa lòng chuẩn xác trong cấm địa.

Khi tâm lý được giải tỏa, Liverpool trở lại với đúng hình ảnh mạnh mẽ thường thấy. Nửa cuối hiệp hai, tốc độ của Salah liên tục gây khó khăn cho hàng thủ Southampton, lúc này chơi với tâm lý không còn gì để mất. Sau khi bị từ chối bàn thắng đầu hiệp hai, tiền đạo người Ai Cập ghi tên lên bảng điện tử ở phút 72 bằng cú dứt điểm nhẹ nhàng vào góc gần. Cuối trận, tiền đạo 27 tuổi hoàn tất cú đúp sau nỗ lực xoay sở và chuyền bóng của Firmino.

Thắng 4-0, Liverpool tiến thêm một bước đến những kỷ lục. Họ cân bằng chuỗi 20 trận thắng sân nhà tại Ngoại hạng Anh của Man City, và kỷ lục 42 trận bất bại của Nottingham Forest, đồng thời tạo cách biệt 22 điểm với thầy trò Guardiola, trước khi đội bóng thành Manchester ra sân ngày mai.

Đội hình thi đấu

Liverpool: Alisson, Robertson, Van Dijk, Gomez, Alexander-Arnold, Wijnaldum (Minamino 81'), Fabinho, Henderson (Lallana 88'), Oxlade-Chamberlain (Keita 73'), Firmino, Salah.

Dự bị không sử dụng: Adrian, Origi, Matip, Lovren.

Southampton: McCarthy, Bertrand, Bednarek, Stephens, Romeu, Long (Obafemi 70'), Hojbjerg, Ward-Prowse, Djenepo, Redmond, Ings (Adams 70').

Dự bị không sử dụng: Gunn, Danso, Vestergaard, Smallbone.

Thắng Nguyễn